Information about optional courses

THÔNG TIN VỀ CÁC MÔN TỰ CHỌN

Kế toán – tài chánh (Accounting & Finances – ACF): Môn học cung cấp cho học sinh các khái niệm cơ bản về kinh doanh. Nội dung chương trình bao gồm: tài chánh cá nhân, quản lý và quyết toán tài chánh, quản lý tài chánh doanh nghiệp nhỏ, những nguyên lý cơ bản của kế toán tài chánh.

Tin học ứng dụng (Applied Information Technology – AIT): Môn học này sử dụng các phần cứng và phần mềm máy tính để thiết kế, vận dụng và truyền đạt thông tin. Với việc sử dụng các ứng dụng này, học sinh có khả năng nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và đánh giá các giải pháp về Công nghệ thông tin và truyền thông vào cuộc sống. Môn học này cung cấp cho học sinh các kĩ năng cần thiết để sử dụng trong thế kỷ 21 và cung cấp cho học sinh những kiến thức về tầm ảnh hưởng của Công nghệ thông tin đối với xã hội ngày nay.

Khoa học máy tính (Computer Science – CSC): Môn học cung cấp cho học sinh các kiến thức liên quan đến hệ thống máy tính, phần mềm và sự kết nối giữa các máy tính. Nó sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng về tin học cũng như các kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan tới máy tính.

Quản trị Kinh doanh (Business Management & Enterprise – BME): Môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản cũng như những khái niệm thực tiễn về chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Nội dung chính của môn học bao gồm: Kỹ thuật thương mại, Marketing, Quản lý, Luật kinh doanh, Khách hàng và Đối thủ cạnh tranh, Quản trị nguồn nhân lực…

Hóa học (Chemistry – CHE): Chương trình học bao gồm 7 phần chính: thuộc tính của vật chất, cấu tạo và liên kết nguyên tử, phản ứng hóa học, dung dịch a-xít và ba-zơ, quá trình o-xi hóa khử, hóa học hữu cơ và hóa học ứng dụng.

Thông tin chọn môn học tự chọn dành cho lớp 11 và 12 Môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực kinh tế. Chương trình học bao gồm các các phần như: Kinh tế tài chánh cá nhân, Kinh tế doanh nghiệp, Thị trường, Kinh tế vĩ mô, Chính sách và Quản lý kinh tế, Nền kinh tế Úc và Kinh tế toàn cầu.

Sinh học (Human Biology – HBio): Môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cụ thể về lĩnh vực sinh học. Chương trình học bao gồm các phần chính như: tế bào, quá trình chuyển hóa và trao đổi chất, di truyền Gen, sự tiến triển và mối liên quan giữa sinh học và đời sống.

Tâm lý học (Psychology – PSY): Môn tâm lý học là môn học nghiên cứu về tâm lý của con người như cách thức suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Học sinh sẽ được học về các học thuyết tâm lý học và các phương pháp để phân tích, nghiên cứu tâm lý của con người. Việc này sẽ giúp cho học sinh không chỉ hiểu được tâm lý của chính bản thân mà còn hiểu được cả thế giới xung quanh mình. Học sinh được tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học và phân tích các dữ liệu để hiểu rõ về chuỗi các hành động mà con người thực hiện trong khi nghiên cứu như trí nhớ, sự tập trung, thái độ, cá tính và hành vi. Việc nắm bắt phương pháp khoa học này và khả năng suy nghĩ chín chắn sẽ là những kĩ năng rất có giá trị đối với học sinh khi áp dụng vào việc học, công việc và cuộc sống hằng ngày.

Vật lý (Physics – PHY): Môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực Vật lý như tính chất và mối tương quan giữa năng lượng và vật chất. Chương trình được phân ra thành 5 lĩnh vực chính:

  • Vật lý thực hành
  • Lực và sự chuyển động của lực
  • Sóng
  • Điện và hiện tượng từ tính
  • Phân tử

* Tham khảo thêm tại: https://senior-secondary.scsa.wa.edu.au/syllabus-and-support-materials/humanities-and-social-sciences

CÁC LƯU Ý KHI XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC:

Trong trường hợp học sinh chưa xác định được ngành học hoặc trường đại học nào sẽ học, học sinh nên chú ý tới tiêu chuẩn xét tuyển đầu vào (điều này có nghĩa là việc xem xét các môn mà học sinh đã học và phải đạt yêu cầu trước khi được nhận vào một trường đại học). Ví dụ: Trong trường hợp học sinh muốn học ngành Kỹ Sư, Công nghệ Thông tin hay Y Khoa, thông thường học sinh phải học các môn Hóa học, Vật lý và Toán trong năm lớp 12.

Đối với các ngành Kinh doanh/Thương mại, thông thường các trường Đại học không yêu cầu điều kiện xét tuyển đầu vào cao mà chỉ dựa trên hệ số điểm ATAR. Các trường không yêu cầu học sinh phải học môn Kế toán tài chánh hay Quản trị Kinh doanh trước khi bước vào học chuyên ngành Kinh doanh. Lưu ý: Điểm ATAR chỉ áp dụng đối với các trường Đại học tại Úc